Song ngữ | Tiếng Pháp – Làm gì khi chỗ làm thành ác mộng: “Sững sờ và run rẩy” (1)

[Sách hay]Một câu chuyện về sự va chạm của hai nền văn hóa, một câu chuyện về hệ thống cấp bậc cứng nhắc trong công ty lớn, cũng là một câu chuyện về đời không đổi, thì chúng ta thay đổi.

“Sững sờ và run rẩy” (Stupeur et tremblements) là một câu chuyện dựa trên trải nghiệm khi đi làm của chính tác giả. Amélie Nothomb, một người Bỉ nhưng từng sống ở Nhật Bản và đam mê sự tinh tế trong văn hóa của đất nước này. Khi lớn lên, cô quyết định xin vào làm trong một công ty Nhật Bản và gặp phải những tình huống dở khóc dở cười khi đối mặt với hệ thống cấp bậc cứng nhắc ở nơi này. Bắt đầu từ vị trí phiên dịch, cô biến thành người pha cà phê, rồi phát thư và… xé lịch, cũng như những chuyện hết sức ngớ ngẩn khác. Chính vào lúc đó, cô có cơ hội làm giúp cho bộ phận sản phẩm từ sữa một báo cáo về thị trường bơ của Bỉ, nhưng do cô đã vượt quyền khi làm như vậy (cô đã bị cấp trên trực tiếp của mình, Fubuki, tố cáo với lãnh đạo), cho nên mặc dù bản báo cáo rất thành công, cô vẫn bị phạt. Vị trí của cô tiếp tục đi xuống, giúp việc bên kế toán, và rồi cuối cùng thành một người quét dọn toilet.

Xuyên suốt câu chuyện là những tình tiết nghe qua có vẻ phi lý đến tức cười nhưng có thật, để phơi bày tình trạng quan liêu khô cứng ở một công ty lớn, cũng là sự va chạm giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, và ngoài những điều này ra, ta còn có thể học tập được tinh thần kiên cường cố gắng tìm niềm vui trong mọi sự bất hạnh của nhân vật chính. Sự hài hước và châm biếm sâu cay của cô cũng là một cách để đối mặt với hiện thực nghiệt ngã và bất công mà ta không cách nào thay đổi được.

Nếu bạn không thể được làm việc mình yêu thích, hãy yêu thích công việc mình phải làm. Còn nếu bạn thực sự không thể yêu thích được công việc mình phải làm, thì ít nhất bạn vẫn còn óc hài hước của mình để tìm niềm vui trong đó.

Có lẽ đây là một trong những bài học mà người ta có thể rút ra được sau khi đọc câu chuyện này.

(Chú ý: công ty Nhật trong câu chuyện này không tiêu biểu cho tất cả các công ty Nhật, nhất là các công ty Nhật hiện nay, bởi câu chuyện này được viết cách đây khá lâu, vào trước năm 2000. Tất cả các công ty đều có thể xảy ra những chuyện vô lý dở khóc dở cười như vậy, dù là ở bất cứ đất nước nào.)

Đoạn dưới đây được trích từ sau khi nhân vật chính bị trách phạt do vượt quyền và làm báo cáo thị trường cho một bộ phận khác. Trong đoạn trích này, cô được (bị?) sắp xếp một công việc mới: sao chép hóa đơn, và những chuyện dở khóc dở cười mới lại xuất hiện.

(Bản dịch này chỉ nhằm mục đích cá nhân. Bản quyền của sách vẫn đang được bảo hộ.)

Stupeur et tremblements

Amélie Nothomb

Monsieur Haneda était le supérieur de monsieur Omochi, qui était le supérieur de monsieur Saito, qui était le supérieur de mademoiselle Mori qui était ma supérieure. Et moi, je n’étais la supérieure de personne.
On pourrait dire les choses autrement. J’étais aux ordres de mademoiselle Mori, qui était aux ordres de monsieur Saito, et ainsi de suite, avec cette précision que les ordres pouvaient, en aval, sauter les échelons hiérarchiques.
Donc, dans la compagnie Yumimoto, j’étais aux ordres de tout le monde.

Le lendemain matin, quand j’arrivai à la compagnie Yumimoto, mademoiselle Mori m’annonça ma nouvelle affectation :
-Vous ne changez pas de secteur puisque vous travaillerez ici même, à la comptabilité.
J’eus envie de rire :
– Comptable, moi ? Pourquoi pas trapéziste ?
– Comptable serait un bien grand mot. Je ne vous crois pas capable d’être comptable, dit-elle avec un sourire apitoyé.
Elle me montra un grand tiroir dans lequel étaient entassées les factures des dernières semaines. Puis elle me désigna une armoire où étaient rangés d’énormes registres qui portaient chacun le sigle de l’une des onze sections de Yumimoto.
– Votre travail sera on ne peut plus simple et donc tout à fait à votre portée, m’expliqua-telle avec une expression pédagogique. Vous devrez d’abord classer les factures par ordre de date.
Ensuite, vous déterminerez pour chacune de quelle section elle dépend. Prenons par exemple celle-ci : onze millions pour de l’emmenthal finlandais, tiens, quel amusant hasard, c’est la section produits laitiers. Vous prenez le facturier D.P. et vous recopiez, dans chaque colonne, la date, le nom de la compagnie, le montant. Quand les factures sont consignées et classées, vous les rangez dans ce tiroir-là.
Il fallait reconnaître que ce n’était pas difficile. Je manifestai mon étonnement :
– Ce n’est pas informatisé ?
– Si : à la fin du mois, monsieur Unaji introduira toutes les factures dans l’ordinateur. Il lui suffira alors de recopier votre travail : cela lui prendra très peu de temps.
Les premiers jours, j’avais parfois des hésitations quant au choix des facturiers. Je posais des questions à Fubuki qui me répondait avec une politesse agacée :
– Reming ltd, qu’est-ce que c’est ?
– Métaux non ferreux. Section M.M.
– Gunzer G.M.B.H., c’est quoi ?
– Produits chimiques. Section C.P.
Très vite, je connus par coeur toutes les compagnies et les sections desquelles elles ressortissaient. La tâche me parut de plus en plus facile. Elle était d’un ennui absolu, ce qui ne me déplaisait pas, car cela me permettait d’occuper mon esprit à autre chose. Ainsi, en consignant les factures, je relevais souvent la tête pour rêver en admirant le si beau visage de ma dénonciatrice.
Les semaines s’écoulaient et je devenais de plus en plus calme. J’appelais cela la sérénité facturière. Il n’y avait pas tant de différence entre le métier de moine copiste, au Moyen Age, et le mien : je passais des journées entières à recopier des lettres et des chiffres. Mon cerveau n’avait jamais été aussi peu sollicité de toute sa vie et découvrait une tranquillité extraordinaire. C’était le zen des livres de comptes. Je me surprenais à penser que si je devais consacrer quarante années de mon existence à ce voluptueux abrutissement, je n’y verrais pas d’inconvénient.
Dire que j’avais été assez sotte pour faire des études supérieures. Rien de moins intellectuel, pourtant, que ma cervelle qui s’épanouissait dans la stupidité répétitive. J’étais vouée aux ordres contemplatifs, je le savais à présent. Noter des nombres en regardant la beauté, c’était le bonheur.
Fubuki avait bien raison : je me trompais de route avec monsieur Tenshi. J’avais rédigé ce rapport pour du beurre, c’était le cas de le dire. Mon esprit n’était pas, de la race des conquérants, mais de l’espèce des vaches qui paissent dans le pré des factures en attendant le passage du train de la grâce. Comme il était bon de vivre sans orgueil et sans intelligence. J’hibernais.
A la fin du mois, monsieur Unaji vint informatiser mon travail, Il lui fallut deux jours pour recopier mes colonnes de chiffres et de lettres. J’étais ridiculement fière d’avoir été un efficace maillon de la chaîne.
Le hasard, ou fut-ce le destin ? voulut qu’il gardât pour la fin le facturier C.P. Comme pour les dix premiers livres de comptes, il commença par tapoter son clavier sans broncher. Quelques minutes plus tard, je l’entendis s’exclamer !
– Je n’y crois pas ! Je n’y crois pas !
Il tourna les pages avec de plus en plus de frénésie. Puis il fut pris d’un fou rire nerveux qui peu à peu se mua en une théorie de petits cris saccadés. Les quarante membres du bureau géant le regardèrent avec stupéfaction.
Je me sentais mal.
Fubuki se leva et courut jusqu’à lui. Il lui montra de très nombreux passages du facturier en hurlant de rire. Elle se retourna vers moi. Elle ne partageait pas l’hilarité maladive de son collègue. Blême, elle m’appela.
– Qu’est-ce que c’est ? me demanda-t-elle sèchement en me montrant l’une des lignes incriminées.
Je lus :
– Eh bien, c’est une facture de la G.M.B.H. qui date de…
– La G.M.B.H. ? La G.M.B.H. ! s’emporta-t-elle.
Les quarante membres de la section comptabilité éclatèrent de rire. Je ne comprenais pas.
– Pouvez-vous m’expliquer ce qu’est la G.M.B.H. ? demanda ma supérieure en croisant les bras.
– C’est une société chimique allemande avec laquelle nous traitons très souvent.
Les hurlements de rire redoublèrent.
– N’avez-vous pas remarqué que G.M.B.H. était toujours précédé d’un ou plusieurs noms ? continua Fubuki.
– Oui. C’est, j’imagine, le nom de ses diverses filiales. J’ai jugé bon de ne pas encombrer le facturier avec ces détails.
Même monsieur Saito, tout coincé qu’il fût, laissait libre cours à son hilarité grandissante. Fubuki, elle, ne riait toujours pas. Son visage exprimait la plus terrifiante des colères contenues. Si elle avait pu me gifler, elle l’eût fait. D’une voix tranchante comme un sabre, elle me lança :
– Idiote ! Apprenez que G.M.B.H. est l’équivalent allemand de l’anglais ltd, du français S.A. Les compagnies que vous avez brillamment amalgamées sous l’appellation gmbh n’ont rien à voir les unes avec les autres ! C’est exactement comme si vous vous étiez contentée d’écrire ltd pour désigner toutes les compagnies américaines, anglaises et australiennes avec lesquelles nous traitons ! Combien de temps va-t-il nous falloir pour rattraper vos erreurs ?
Je choisis la défense la plus bête possible :
– Quelle idée, ces Allemands, de choisir un sigle aussi long pour dire S.A. !
– C’est ça ! C’est peut-être la faute des Allemands, si vous êtes stupide ?
– Calmez-vous, Fubuki, je ne pouvais pas le savoir…

Bản dịch

Sợ hãi và run rẩy

Amélie Nothomb

Ông Haneda là cấp trên của ông Omochi, ông Omochi là cấp trên của ông Saito, ông Saito là cấp trên của cô Mori, cô Mori là cấp trên của tôi. Và tôi, tôi không phải là cấp trên của ai cả.

Người ta có thể nói điều này theo một cách khác. Tôi dưới quyền của cô Mori, cô Mori dưới quyền ông Saito, và cứ như vậy, tiếp tục với sự chính xác của tất cả những thứ tự này, tiếp tục đi tiếp, nhảy theo những nấc thang cấp bậc.

Vì vậy, trong công ty Yumimoto, tôi dưới quyền của tất cả mọi người.

Sáng hôm sau khi tôi đến công ty Yumimoto, cô Mori thông báo với tôi về công việc mới của tôi:

– Cô không thuyên chuyển sang bộ phận khác, vì cô vẫn làm việc ở tại đây, bên kế toán.

Tôi muốn bật cười:

– Kế toán, tôi á? Tại sao không phải là một nghệ sĩ nhào lộn trên dây luôn đi?

– Dùng từ ‘kế toán’ là hơi quá rồi. Tôi không nghĩ cô có đủ năng lực để trở thành một kế toán – cô ấy nói với một nụ cười thương hại.

Cô ấy chỉ cho tôi một ngăn kéo lớn trong đó những hóa đơn của các tuần gần đây được xếp chồng lên nhau. Sau đó, cô chỉ vào một chiếc tủ nơi cất giữ những cuốn sổ ghi chép khổng lồ mang tên viết tắt của mười một bộ phận trong công ty Yumimoto.
– Công việc của cô sẽ không thể nào đơn giản hơn được nữa, và do đó trong tầm với của cô – cô ấy giải thích cho tôi với dáng vẻ sư phạm. Trước tiên, cô sẽ sắp xếp các hoá đơn theo từng ngày. Sau đó, cô sẽ xác định xem hóa đơn đó thuộc về bộ phận nào. Lấy một ví dụ: mười một triệu cho loại pho mát Emmenthal Phần Lan, thật là một sự tình cờ thú vị, là của bộ phận các sản phẩm từ sữa. Cô ghi ở phần người lập hóa đơn là DP (bộ phận các sản phẩm từ sữa, nhân vật chính vì vượt quyền làm giúp báo cáo cho bộ phận này mà bị trách phạt) và cô sẽ sao chép lại trong từng cột, ngày tháng, tên của công ty, số tiền.Khi các hóa đơn đã được ghi chép lại và phân loại, cô sẽ lưu trữ chúng trong ngăn kéo kia.

Nên nhận ra rằng chuyện này không hề khó. Tôi bày tỏ sự ngạc nhiên của mình:

– Chúng không được lưu trong máy tính à?

– Có, vào cuối mỗi tháng, ông Usaji sẽ đưa tất cả hóa đơn vào máy tính. Ông ấy sẽ chỉ cần phải sao chép lại kết quả công việc của cô: điều đó sẽ khiến ông ấy tiết kiệm được thời gian.

Trong những ngày đầu tiên, tôi đôi khi cẫn còn do dự khi phải chọn xem ai là người lập hóa đơn. Tôi đặt câu hỏi cho Fubuki, và cô ấy trả lời lại tôi với sự lịch sự không giấu nổi bực mình:

– Reming ltd, nó là gì thế?

– Kim loại màu. Bộ phận MM.

– Gunzer GMBH, nó là gì vậy?

– Hóa chất. Bộ phận CP.

Rất nhanh chóng, tôi thuộc lòng tất cả các công ty và các bộ phận mà chúng là đối tác. Công việc này có vẻ càng ngày càng dễ dàng hơn với tôi. Đó là một sự nhàm chán tuyệt đối, nhưng không hề làm cho tôi khó chịu, bởi vì nó cho phép tôi dùng tâm trí của mình vào việc khác. Như vậy, trongg lúc ghi chép lại các hóa đơn, tôi thường ngẩng đầu lên để mơ mộng và ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp của người đã tố cáo tôi.

Mấy tuần trôi qua và tôi ngày càng trở nên bình tĩnh. Tôi gọi nó là sự thanh thản đến từ những tấm hóa đơn. Không có nhiều khác biệt giữa nghề nghiệp của những thầy tu chép sách trong thời Trung Cổ, và công việc của tôi: tôi đã dành cả ngày để chép lại những con chữ và con số. Não cũng tôi chưa bao giờ được dùng ít đến thế và nó đã khám phá ra một sự tĩnh lặng phi thường. Đó là Thiền trong sổ sách kế toán. Tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra bản thân mình còn nghĩ rằng nếu như tôi phải dành trọn bốn mươi năm của cuộc đời mình cho trạng thái u mê đầy hấp dẫn này, tôi cũng sẽ không thấy có vấn đề gì cả.

Nên nói rằng tôi đã thật ngu ngốc khi đi học đại học. Không có gì có thể kém trí tuệ hơn thế, thế nhưng, bộ não của tôi lại nảy nở trong sự ngu ngốc lặp đi lặp lại này. Tôi đã hiến dâng mình cho dòng tu chiêm niệm (dòng tu trong Thiên chúa giáo, chú trọng việc tĩnh tâm và suy tưởng), giờ thì tôi đã biết rồi. Ghi chép lại những con số và chiêm ngưỡng vẻ đẹp, đó chính là hạnh phúc.

Fubuki đã đúng: tôi đã đi sai đường với ông Tenshi. Tôi đã viết bản báo cáo về bơ, trường hợp này ta có thể nói như vậy. Tinh thần của tôi không thuộc về chúng tộc của những kẻ chinh phục, mà là thuộc về loài bò gặm cỏ trong cánh đồng của những hóa đơn trong khi chờ đợi chuyến tàu ân huệ. Thật tuyệt vời khi sống mà không có lòng tự hào hay trí tuệ. Tôi rơi vào trạng thái ngủ đông.

Cuối tháng, ông Unaji đến để nhập kết quả công việc của tôi vào máy tính. Ông phải mất hai ngày để sao chép lại những cột số và chữ của tôi. Tôi đã tự hào một cách tức cười rằng mình đã trở thành một mắt xích có ích trong chuỗi.

Đó là sự ngẫu nhiên, hay là định mệnh, khi ông ấy đã để người lập hóa đơn CP (bộ phận các sản phẩm từ sữa) đến cuối cùng ? Giống như với mười cuốn sổ kế toán trước, ông bắt đầu gõ bàn phím mà không hề ngập ngừng lỡ hụt. Vài phút sau, tôi nghe thấy ông kêu lên:

– Tôi không tin nổi! Tôi không tin nổi!

Ông lật các trang sách, càng lúc càng hoảng loạn. Sau đó, ông bật ra một tiếng cười kích động, rồi dần dần chuyển thành một loạt tiếng kêu đứt quãng. Bốn mươi thành viên của cả cái văn phòng khổng lồ kinh ngạc nhìn ông.

Tôi cảm thấy khá tệ.

Fubuki đứng dậy và chạy đến chỗ ông. Ông đưa cho cô xem rất nhiều đoạn về người lập hóa đơn, trong khi vẫn cười sằng sặc. Cô quay sang tôi. Cô không chia sẻ sự vui nhộn bệnh tật của đồng nghiệp mình. Tái nhợt đi, cô gọi tôi.

– Đây là cái gì? – cô hỏi tôi, giọng khô khốc, đưa cho tôi xem một trong những dòng phạm tội kia.

Tôi đọc:

– À vâng, đó là một hóa đơn của công ty GMBH vào ngày…

– Công ty GMBH? Công ty GMBH! – cô ấy đã hoàn toàn mất bình tĩnh.

Bốn mươi thành viên của bên kế toán cười phá lên. Tôi không hiểu gì cả.

– Cô có thể giải thích cho tôi cái công ty GMBH này là gì không? – Sếp của tôi hỏi, khoanh tay trước ngực.

– Nó là một công ty hóa chất của Đức mà chúng ta thường xuyên giao dịch với.

Tiếng cười hú lên liền tăng gấp đôi.

– Cô không nhận thấy là GMBH luôn đi sau một hoặc nhiều cái tên à? Fubuki tiếp tục.

– Có. Tôi nghĩ rằng đó là tên của các công ty con khác nhau của công ty này. Tôi nghĩ rằng tốt hơn là không nên làm phiền người lập hóa đơn quá nhiều với những chi tiết này.

Thậm chí đến cả ông Saito, mặc dù cũng hoàn toàn kẹt trong thế không biết nên làm thế nào, đã đành phải thả mình theo sự tức cười càng lúc càng gia tăng kia. Chỉ có Fubuki, cô vẫn không cười gì cả. Trên khuôn mặt cô ấy là cơn giận dữ kinh khủng bậc nhất đang được cố gắng kiềm chế. Nếu có thể tát tôi, cô ấy chắc hẳn đã làm. Bằng một giọng sắc bén như dao, cô ném những lời sau vào mặt tôi:

– Đồ ngốc! Cô phải biết rằng GMBH là một từ trong tiếng Đức, tương đương với Ltd trong tiếng Anh, SA trong tiếng Pháp (công ty trách nhiệm hữu hạn). Những công ty mà cô đã hợp nhất một cách cực kỳ thông minh dưới cái tên GMBH chẳng có gì liên quan đến nhau cả! Điều này cũng giống hệt như thể cô chỉ viết Ltd để chỉ tất cả các công ty Mỹ, Anh và Úc mà chúng ta giao dịch với vậy! Chúng ta sẽ mất bao nhiêu thời gian để sửa chữa lại sai lầm của cô?

Tôi lựa chọn một cách tự vệ ngu ngốc nhất có thể:

– Nghĩ cái gì thế không biết, mấy người Đức này, chọn một từ viết tắt dài như vậy chỉ để nói tới công ty trách nhiệm hữu hạn!

– Thế đấy! Thế thì việc cô ngớ ngẩn đến thế chắc hẳn cũng là lỗi của người Đức hả?

– Bình tĩnh nào, Fubuki, lúc ấy làm sao mà tôi biết được điều đó…

(còn tiếp)

Featured Image: Source

1 Comments Add yours

Bình luận về bài viết này